Hệ thống Phòng cháy chữa cháy

Hệ thống phòng cháy chữa cháy là hệ thống bao gồm các thiết bị được sử dụng để phát hiện, báo cháy, ngăn chặn kịp thời đám cháy xảy ra, giúp giảm thiểu được tối đa những tổn thất không mong muốn từ người và của. Hệ thống phòng cháy thường được lắp đặt bởi đơn vị chuyên nghiệp, uy tín và được kiểm tra, giám sát chặt chẽ trước khi đưa vào sử dụng.
01

Khảo sát; Tư vấn; thiết kế hệ thống phòng cháy và chữa cháy

Hệ thống phòng cháy chữa cháy được hiểu là một hệ thống cụ thể, tạo nên một mạng lưới có tính kết nối cao, có tác dụng phòng cháy và chữa cháy kịp thời. Bao gồm Hệ thống báo cháy tự động và hệ thống chữa cháy.
  • Hệ thống báo cháy tự động

Hệ thống báo cháy tự động nhiệt; Hệ thống báo cháy tự động khói; Hệ thống báo cháy tự động lửa; Hệ thống báo cháy tự động hỗn hợp. 

Hệ thống báo cháy tự động theo vùng - thông thường; Hệ thống báo cháy tự động theo địa chỉ.

  • Hệ thống chữa cháy

Hệ thống chữa cháy tự động bằng bọt nước; Hệ thống chữa cháy tự động bằng bọt; Hệ thống chữa cháy tự động bằng bột; Hệ thống chữa cháy tự động bằng khí.

Hệ thống chữa cháy tự động theo bề mặt; Hệ thống chữa cháy tự động theo thể tích; Hệ thống chữa cháy tự động cục bộ theo điểm.

Hệ thống chữa cháy tự động khởi động bằng dây dẫn động có khóa nóng chảy; Hệ thống chữa cháy tự động khởi động bằng hệ thống Sprinkler; Hệ thống chữa cháy tự động khởi động bằng hệ thống báo cháy tự động.

  • Phòng cháy chữa cháy là việc nghiên cứu tìm ra bản chất, quy luật của quá trình phát sinh, phát triển đám cháy đối với mỗi chất, mỗi quá trình công nghệ sản xuất và trong các hoạt động bình thường khác của đời sống xã hội v.v.. là để tìm ra các giải pháp phòng ngừa có hiệu quả, đó chính là hoạt động phòng cháy. Vì thế phòng cháy là tổng hợp các biện pháp về tổ chức và kỹ thuật nhằm loại trừ và hạn chế các điều kiện và nguyên nhân gây cháy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động chữa cháy hiệu quả.
  • Khảo sát; Tư vấn; Thiết kế hệ thống phòng cháy chữa cháy là việc kiểm tra, đối chiếu tình hình thực tế của dự án, công trình phải đảm bảo theo luật, nghị định, thông tư, quy chuẩn, tiêu chuẩn về phòng cháy và chữa cháy quy định tại khoản 2 điều 15 Luật phòng cháy và chữa cháy: Địa điểm xây dựng, khoản cách an toàn; Hệ thống thoát nạn; Hệ thống kỹ thuật an toàn về phòng cháy và chữa cháy; Các yêu cầu khác phục vụ phòng cháy và chữa cháy; Dự toán các kinh phí cho các hạng mục phòng cháy và chữa cháy. Các nội dung trên được cụ thể hóa tại điều 11 nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020.
  • Trên cơ sở khảo sát thực tế, đơn vị tư vấn sẽ tư vấn cho chủ đầu tư công trình thuộc nằm trong phụ lục nào từ phụ lục I đến phụ lục V. Công trình một bước hay hai bước; thẩm duyệt hay là văn bản hướng dẫn….
 
02

Thẩm duyệt hệ thống phòng cháy và chữa cháy

Việc thẩm duyệt đồ án và thiết kế kỹ thuật về phòng cháy và chữa cháy phải do đơn vị thiết kế có đủ tư cách pháp nhân thực hiện. Kết quả thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy là một trong những căn cứ để cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án, thiết kế và cấp phép xây dựng.

Đối tượng thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy là các dự án, công trình, hạng mục công trình quy định tại phụ lục V nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020.

Hồ sơ thẩm duyệt về phòng cháy và chữa cháy được cụ thể hóa trong điều 13 nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020.

Nội dung thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy được cụ thể hóa tại điều 5 nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020.

03

Thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy

Việc thi công, lắp đặt hệ thống phòng cháy và chữa cháy là việc đơn vị thi công tiến hành lắp đặt vật tư, thiết bị theo đúng bản vẽ thiết kế đã được cơ quan công an phòng cháy và chữa cháy thẩm duyệt.

Đơn vị thi công về phòng cháy và chữa cháy phải đáp ứng đủ điều kiện thi công theo luật, nghị định, quy chuẩn, thông tư hiện hành quy định.

04

Nghiệm thu và đưa vào sử dụng hệ thống phòng cháy và chữa cháy

Nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy quy định tại điều 15 nghị định 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 và điều 8 thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 bao gồm nghiệm thu từng phần, từng giai đoạn, từng hạng mục, từng hệ thống và nghiệm thu bàn giao

 

Kết quả nghiệm thu:

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ quy định tại khoản 4 điều 15 nghị đinh 136/2020/NĐ-CP. Cơ quan cảnh sát phòng cháy và chữa cháy đã thẩm duyệt trước đó có trách nhiệm tổ chức kiểm tra nghiệm thu và lập biên bản kiểm tra kết quả nghiệm thu.

Văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy là một trong những căn cứ để cơ quan có thẩm quyền cấp phép đưa công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy vào sử dụng.

 

05

Bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng hệ thống phòng cháy và chữa cháy

Bảo hành, bảo trì, bảo dưỡng mục đích để hệ thống phòng cháy và chữa cháy luôn trong tình trạng hoạt động, sẵn sàng sử dụng khi có sử cố xảy ra.

Việc bảo hành, bảo dưỡng của vật tư thiết bị hệ thống phòng cháy và chữa cháy theo quy định của nhà sản xuất hoặc theo chính sách bảo hành của đơn vị thi công.

Bảo dưỡng theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng, hàng quý, hàng năm kể từ khi đưa hệ thống vào sử dụng để đảm bảo hệ thống luôn vận hành ổn định.

Bảo trì theo định kỳ 01 lần mỗi tháng, 3 tháng, 6 tháng, 1 năm theo quy định.